Tháng Tám 19

Tính thanh khoản là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần biết

0  comments

Tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư hay các chủ doanh nghiệp đều rất quan tâm trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và phát triển công ty. Hiểu được thuật ngữ này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư trong việc phân tích thị trường.

Tính thanh khoản là gì?
     Tính thanh khoản là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần biết

Vậy thuật ngữ tính thanh khoản là gì? Tài sản nào có tính thanh khoản cao nhất? Hãy cùng Chubaove.com tìm hiểu các thông tin và kiến thức hữu ích qua bài viết “Tính thanh khoản là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần biết” bên dưới đây nhé.

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản trong tiếng Anh gọi là Liquidity – Đây là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để thể hiện mức độ linh hoạt của một loại tài sản khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đó. Mức độ linh hoạt của một tài sản thể hiện qua khả năng chuyển đổi các loại tài sản có giá trị sang tiền tệ.

Tính thanh khoản là gì
 Tính thanh khoản là gì?

Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi được giao dịch mua bán nhanh chóng mà giá cả không bị chênh lệch quá nhiều ngay cả khi giao dịch với số lượng lớn.

Có thể nói tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản, có thể giao dịch bất kỳ lúc nào với số lượng không giới hạn mà vẫn không làm thay đổi giá trị tài tài sản.

Ngoài ra, một số tài sản như máy móc, các loại tài sản cố định, bất động sản, nhà máy… có tính thanh khoản thấp hơn. Những tài sản được cho là có tính thanh khoản thấp hơn do khả năng chuyển đổi thành tiền chậm hơn do phải tìm được người có nhu cầu giao dịch.

Phân loại tài sản theo tính thanh khoản

Như vậy, từ định nghĩa của tính thanh khoản, bạn đọc cũng có thể hiểu rõ về tính thanh khoản của một loại tài sản. Căn cứ vào khái niệm cũng như trong nghiệp vụ kế toán thì tính thanh khoản của tài sản có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp dần như sau:

  • Tiền mặt
  • Các khoản đầu tư trong ngắn hạn
  • Các khoản phải thu
  • Khoản ứng trước trong ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
Phân loại các tài sản theo tính thanh khoản
                               Phân loại các tài sản theo tính thanh khoản

Trong đó bạn có thế thấy tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì chúng được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch mua bán trên thị trường, tích trữ, lưu thông trong kinh tế. Ngược lại, hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất vì chúng phải trải qua quá trình chuyển đổi từ hàng tồn trong kho thông qua phân phối và giao dịch chuyển thành khoản phải thu và sau một thời gian đối tác thanh toán thì lúc này mới chuyển thành tiền mặt. Chính vì lý do này mà hàng tồn kho được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất đo thời gian chuyển đổi thành tiền lâu nhất.

Bên cạnh tiền mặt thì chứng khoán cũng được xem là một tài sản có tính thanh khoản cao vào nằm trong khoản mục “Các khoản đầu tư ngắn hạn” được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính

Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp

Thông qua tính thanh khoản, người xem có thể đánh giá được tình hình thanh khoản của các loại tài sản, điều này mang lại lợi ích không chỉ cho nhà cung cấp, nhà đầu tư, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp trong việc đánh giá tình hình thành toán. Từ đó có thể đề ra những kế hoạch, hoạch định và quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp

Vậy tính thanh khoản đối với doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

Trong một doanh nghiệp việc đánh giá tính thanh khoản của một tài sản đóng vai trò rất quan trọng vì nó phản ánh một phần tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Thông qua tính thanh khoản của tài sản thì bộ máy tổ chức trong công ty sẽ nhìn rõ vấn đề của doanh nghiệp từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.
  • Tính thanh khoản còn giúp doanh nghiệp có thể nhận ra các vấn đề tiềm ẩn về hàng tồn kho, các khoản phải thu nhưng có thể không thu hồi được, từ đó tìm ra giải pháp giải quyết dứt điểm, giúp đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng kỳ hạn và giữ niềm tin, sự uy tín đối với các nhà đầu tự, đối tác.
  • Đội ngũ lãnh đạo sẽ đề ra được các phương án giúp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản cho tài sản giúp dòng tiền trong doanh nghiệp trở nên lạnh hoạt, phát triển hơn và đón nhận cơ hội đầu tư hoặc tiết kiệm khi cần thiết.

Đối với ngân hàng, các chủ nợ và nhà đầu tư của doanh nghiệp

Đối với ngân hàng, chủ đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì việc đánh giá tính thanh khoản của tài sản sẽ có những ý nghĩa nhất định như:

  • Đánh giá được tình hình thanh khoản của một số đơn vị, giúp các đối tượng bên cho vay, nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan để nhận biết các rủi ro về mặt thanh khoản của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định như có nên cho vay hay đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
  • Trường hợp doanh nghiệp có khoản nợ đối với ngân hàng và cần thanh lý tài sản để tất toán cho khoản nợ đó thì lúc này ngân hàng thông qua việc đánh giá tình thanh khoản của tài sản có thể đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp vay bằng cách thế chấp tài sản.
  • Dựa vào chỉ số đánh giá tính thanh khoản của tài sản mà nhà đầu tư có thể nhận biết được cơ hội đầu tư. Nếu tính thanh khoản càng cao nghĩa là dòng tiền của doanh nghiệp đang rất “khỏe” hoạt động bình thường và có tiềm năng phát triển, lúc này nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội đầu tư ngay vào doanh nghiệp.

Công thức tính thanh khoản là gì?

Hệ số thanh khoản hiện thời hay là khả năng thanh toán nợ được thể hiện qua công thức sau:

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Nếu tỷ số thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thì cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu kém, cơ thể do doanh nghiệp đang gặp các khó khăn hoặc thậm chí là có nguy cơ phá sản.
  • Nếu tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn 1 thì cho thấy doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn rất tốt, làm ăn ổn định, dòng tiền mạnh đủ chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn.

Bên cạnh đó tỷ số thanh khoản nhanh còn là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý đến hàng tồn kho. Công thức tỷ số thanh toán nhanh được thể hiện qua công thức sau:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

  • Nếu tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 0.5 thì có thể thấy doanh nghiệp đang gặp có khăn trong việc chi trả các khoản nợ đúng hạn và tính thanh khoản sẽ rất thấp.
  • Nếu tỷ số thanh khoản nhanh dao động từ 0.5 – 1 thì sẽ phản ánh doanh nghiệp đó có tính thanh khoản tốt, làm ăn phát triển và đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn.

Tỷ số thanh toán tức thời hay còn gọi là tỷ số thanh toán tiền mặt, nó được biểu hiện qua công thức sau:

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn.

Trong đó:

  • Vốn bằng tiền sẽ bao gồm các loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán có thể đổi thành tiền trong thời hạn không quá 3 tháng mà không gặp các rủi ro trong doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp về tính thanh khoản

Để hiểu hơn về tính thanh khoản các tác động như thế nào, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua một số câu hỏi mà độc giả thường hay thắc mắc nhé.

Tính thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản trong chứng khoán
                                          Tính thanh khoản trong chứng khoán

Trong chứng khoán, tính thanh khoản được thể hiện qua khả năng một cổ phiếu có thể dễ dàng mua bán giao dịch nhanh chóng trên thị trường trong một thời gian ngắn hạn. Các nhà đầu tư thông qua thị trường chứng khoán có thể chuyển đổi một lượng chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại mà không tốn quá nhiều thời gian. Tính thành khoản trong chứng khoán càng cao sẽ thể hiện được tính linh hoạt và an toàn về vốn đối với các nhà đầu tư.

Rủi ro thanh khoản trong chứng khoán là như thế nào

Tính thanh khoản trong chứng khoán sẽ được đo lường thông qua số lượng giao dịch, thời gian và chi phí để chuyển đổi một lượng chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại.

Từ yếu tố chính là chi phí và thời gian người ta có thể đo lường được tính thanh khoản trong chứng khoán. Cụ thể khi một nhà đầu tư mất nhiều chi phí và thời gian để có thể thu hồi được vốn của mình thì nó sẽ được gọi là rủi ro trong chứng khoán vì thời gian chuyển đổi tài sản thành tiền mặt càng lâu càng mang lại rủi ro cao.

Trong trường hợp này nhà đầu tư phải chấp nhận mức giá thấp hơn để chuyển đổi từ chứng khoán sàn tiền mặt hoặc do khó tìm được đối tượng có nhu cầu mua với mức giá kỳ vọng. Vì thế các nhà đầu tư thường có xu hướng hạ giá để có thể bán ra và sẽ chịu một khoản lỗ nhất định.

Các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Quản lý rủi ro thanh khoản trong doanh nghiệp
 Quản lý rủi ro thanh khoản trong doanh nghiệp

Để có thể quản lý tốt rủi ro thanh khoản, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Đa dạng nguồn thu hút vốn đầu tư bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.
  • Sử dụng một số công cụ hỗ trợ tái cấp vốn
  • Thực hiện và quản lý nghiêm túc các quy định về các hoạt động tín dụng của nhà nước đưa ra.
  • Cơ cấu lại cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp như vốn vay, huy động vốn một cách hợp lý giữa hoạt động trung và dài hạn.
  • Duy trì ổn định và hợp lý tỷ lệ tiền gửi tại các ngân hàng cũng như tỷ lệ dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp để phòng những trường hợp cần tiền ngay.
  • Quản lý và theo dõi chặt chẽ các rủi ro thanh toán có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết Tính thanh khoản là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần biết mà  Chubaove.com   muốn cung cấp đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích liên quan đến thuật ngữ tình thanh khoản là gì. Bên cạnh đó cũng giúp người đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích đặc biệt là đối với các nhà đầu từ, người cho vay để họ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc có nên đầu tư vào nó hay không.

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết:

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng, năm cực đơn giản


Bài viết liên quan

Ông Trần Bá Dương – Nhà Lãnh Đạo Vượt Bậc Đánh Dấu Sự Chuyển Mình Của Haagrico Trong Lĩnh Vực Tài Chính, Ngân Hàng

Ông Trần Bá Dương – Nhà Lãnh Đạo Vượt Bậc Đánh Dấu Sự Chuyển Mình Của Haagrico Trong Lĩnh Vực Tài Chính, Ngân Hàng
Leave a Reply
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}