Vì có những nhu cầu có thêm tiền để đầu tư kinh doanh hay dùng cho chữ dự định lớn, mọi người đã chọn vay vốn ngân hàng. Hình thức này nhanh chóng giúp người tiêu dùng sở hữu được một số tiền “khủng” mà không hề gặp bất kì rủi ro nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính lãi suất vay ngân hàng như thế nào?
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn phương thức dễ hiểu mà chính xác nhất nên hãy cùng tham khảo nhé!
Lãi suất ngân hàng là gì?
Nói một cách nôm na để mọi người dễ hiểu thì lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi trong một kỳ hạn nhất định do ngân hàng bạn vay quy định hoặc ngân hàng thỏa thuận.
Nói một cách khác, lãi suất ngân hàng thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian và thường là một năm.
Phân loại theo lãi suất ngân hàng
Trước khi, bạn muốn biết cách tính lãi suất vay ngân hàng, thì cùng chúng tôi tìm hiểu lãi suất ngân hàng (bao gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác), nó được phân thành nhiều loại khác nhau.
Lãi suất nguồn sử dụng
Lãi suất ngân hàng bao gồm: lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Lãi suất huy động hiểu một cách đơn giản nhất là lãi suất mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đưa ra để huy động tiền gửi. Đồng thời cũng là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả theo các hình thức nhận tiền gửi của khác hàng.
Còn đối với lãi suất cho vay, được hiểu là lãi suất ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác đưa ra để thu tiền của khách hàng. Ở Việt Nam chỉ thông dụng có 03 loại lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng hay lãi suất của các tổ chức tín dụng với nhau và cuối cùng là tổ chức tín dụng với khách vay.
Lãi suất theo giá trị thực
Lãi suất theo giá trị thực cũng đợc chia làm hai loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Lãi suất danh nghĩa được hiểu là lãi suất được xác định một kì hạn gửi hoặc vay, nó được quy ưươc trên giấy tờ hay được thỏa thuận trước.
Với lãi suất thực, nó được xác định giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu sau khi các ngân hàn đã trừ đi tỉ lệ lạm phát.
Phổ biến trong nền kinh tế ngày nay, thì luôn có tình trạng lạm phát nên lãi suất danh nghĩa bao giờ cũng cao hơn lãi suất thực.
Lãi suất theo thời gian
Bao gồm ba loại lãi suất: Lãi suất huy động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng cũng có thể được chia thành 02 loại là: lãi suất đơn và lãi suất kép.
Lãi suất đơn được tính theo ngày, tháng, năm của số tiền lãi so với số tiền gốc ban đầu để tính thời hạn kế tiếp. Còn riêng đối với lãi suấất kép, tỷ lệ theo ngày, tháng, năm của số tiền lãi so với tiền vay ban đầu, số tiền vay sau đó tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kì vay.
Lãi suất theo phương thức trả
Bao gồm lãi suất trả trước và lãi suất trả sau.
Lãi suất trả trước được ngân hàng tính trước và tính theo phần tiền gửi. Còn đối với lãi suất trả sau được hiểu một cách đơn giản lãi suất mà sau khi kì hạn khi bạn gửi tiền thì mới được nhận.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng
Cách tính lãi suất ngân hàng cho vay theo tháng đang rất phổ biến ở nhiều năm qua. Ngày nay, các ngân hàng ở Việt Nam có 3 loại lãi suất chính cho khách vay vốn, đó là các loại sau: lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp.
Mỗi loại sẽ có các hình thức áp dụng để tính lãi khác nhau, để đảm bảo quyền lại của khách hàng, đồng thời bù đắp rủi ro cho ngân hàng.
Lãi suất cố định
Ở lãi suất này, khách hàng cần phải trả một số tiền cô định hàng tháng. Tất nhiên, lãi suất sẽ không bị bất cứ ảnh hưởng gì bởi yếu tố thị trường. Cách tính lãi suất này cực kì dễ hiểu, công thức được tính như sau:
Lãi suất hàng tháng = Số tiền vay * lãi xuất/12 tháng.
Lãi suất thả nổi
Đối với mức lãi suất này, nó lại thay đổi theo biến động thị trường, có khi sẽ tăng cao và đôi khi sẽ giảm mạnh. Mức lãi suất sẽ bao gồm: chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định (chi phí vốn cố định) + biên độ lãi suất thay đổi. Cách tính như sau:
Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * Lãi suất cố định)/12 tháng.
Sau khoảng thời gian trả lãi cố định thì công thức cụ thể để tính với lãi suất thả nổi được tính như sau:
Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * Lãi suất thả nổi tại thời điểm)/12 tháng.
Lãi suất hỗn hợp
Đây là lãi suất được tổng hợp bởi cả hai hình thức trên. Sau khi qua khoảng thời gian vay vốn nhất định, lãi suất cố định sẽ chuyển sang lãi suất thả nổi. Ví dụ: Khách hàng vay 5.000.000.000 VNĐ trong thời gian là 10 năm để mua nhà. Lãi suất ưu đãi cố định ở 2 năm đầu là 8%/năm. Sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi 10.5%/năm. Số tiền lãi bạn cần phải trả và số tiền hàng tháng trả được có thể ước tính cụ thể như sau:
Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 75.000.000 VNĐ.
Số tiền trả hàng tháng tối đa: 76.666.670 VNĐ.
Tổng tiền phải trả: 7.420.833.120 VNĐ.
Tổng lãi phải trả: 2.420.833.120 VNĐ.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo năm như thế nào?
Ngoài cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng, bên cạnh đó cách tính lãi suất theo năm cũng được nhiều khách hàng quan tâm đến. Do đó, tiền trả góp hàng tháng của người vay hầu như không bị ảnh hưởng bởi biến đổi thị trường. Tất nhiên, lãi suất thị trường có biến động nhưng lãi suất người vay phải trả trong vòng một năm vẫn cố định. Đây cũng vừa là việc tối ưu và cũng mang nhiều hạn chế:
Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng.
Tiền lãi trả hàng tháng = Số nợ gốc x Lãi suất tháng.
Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + Tiền lãi trả hàng tháng.
Ví dụ, số tiền được vay tại ngân hàng là 1.000.000.000 VNĐ, trong thời hạn 1 năm. Trong suốt 12 tháng, lãi suất được tính trên số tiền nợ gốc 1.000.000.000 VNĐ (lãi suất khoảng 12%/năm). Dựa theo công thức trên thì lãi suất hàng tháng khi bạn vay sẽ được tính trong 1 năm như sau:
Lãi suất hàng tháng= 1.000.000.000 * 12%/12 =10.000.000 VNĐ.
Số tiền phải trả hàng tháng = 1.000.000.000/12 + 10.000.000 = 93.333.333 VNĐ.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần
Ngoài hai cách tính trên, thì các bạn cũng nên biết qua cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần. Nó rất dễ hiểu, vì được dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã tiến hành trừ đi phần gốc mà người vay cần phải trả trong những tháng vừa qua. Công thực đơn giản như sau:
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay.
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng.
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay.
Ví dụ: Số tiền vay là 500.000.000 VNĐ trong thời gian 12 tháng với mức lãi suất 12%/ năm. Vậy số tiền phải trả cụ thể như sau:
Tiền gốc trả hàng tháng = 500.000.000/12 ~ 41.000.000 VNĐ.
Tiền lãi tháng đầu = (500.000.000*12%)/12 = 5.000.000 VNĐ.
Tiền lãi tháng thứ 2 = (500.000.000 – 41.000.000) * 12%/12 ~ 4.580.000 VNĐ.
Tiếp tục trả như thế trong các tháng tiếp theo cho đến khi hết nợ.
Những lưu ý khi vay tiền ngân hàng
Đây là 5 lưu ý vàng, giúp bạn hạn chế rủi ro khi vay vốn ngân hàng.
Tìm hiểu mức lãi suất, hạn mức vay, thời gian vay
Ở mỗi hợp đồng vay, để có mức lãi suấ, hạn mức và thời gian vay khác nhau. Do đó, đây được xem là một vấn đề quan trọng các bạn cần dành giời gian để tìm hiểu, để tìm phương pháp an toàn và hạn chế những rủi ro. Đây là lưu ý cơ bản khi vay ngân hàng mà chúng mình chia sẻ với bạn
Lãi suất vay: nó được ban hành tùy vào chính sách của ngân hàng và sẽ được thỏa thuận ngay từ đầu trước khi bạn ký kết hợp đồng. Các bạn nên lưu ý mức lãi suất ưu đãi thời gian đầu đồng thời cũng là mức lãi suất áp dụng cho thời gian sau ưu đãi đó. Hai mức lãi suất này sẽ có sự chênh lệch khá đáng kể đấy nhé!
Số tiền vay: nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nhưng sẽ được phê duyệt của ngân hàng. Nếu vay tín chấp hạn mức bạn có thể vay lên vài trăm triệu và có thể lên đến vài chục tỷ vì nó phụ thuốc vào tài sản của bạn.
Thời gian vay: nó sẽ ảnh hưởng đến số tiền thanh toán của bạn. Vì vậy các bạn lưu ý cân nhắc thời gian để chủ động tài chính của mình nhé, tránh tình trạng áp lực do thời hạn trả quá ngắn.
Phí dịch vụ: đó bao gồm các phí là hồ sơ, phí phạt do trả chậm, thậm chí là trả trước thời hạn,… Phí dịch vụ khi vay sẽ tùy vào các ngân hàng và khooản vay của bạn.
Kiểm tra lại thông tin trên hợp đồng
Các bạn nên dành thời gian xem lại tooàn bộ hợp đồng vay trước khi đặt bút xuống ký nhé. Đặc biệt là kiểm tra kỹ lại các thông tin trên hợp đồng, lãi suất và số tiền vay đã thỏa thuận.
Nếu có điều gì chưa rõ hay những thắc mắc mà bản thân không giải đáp được thì hãy hỏi lại nhân viên ngân hàng, để được giải thích cặn kẽ nhất nhé!
Kiểm tra lại số tiền được giải ngân theo đúng như đã thỏa thuận
Nếu giải ngân bằng tiền mặt: bạn nên kiểm trả lại coi có được nhận đúng số tiền đã thỏa thuận hay không và tiền có đạt chất lượng lưu hành hay không.
Nếu giải ngân qua tài khoản: bạn cần kiểm tra tài khoản đã được ghi có chưa, có được giải ngân đúng số tiền thỏa thuận như trong hợp đồng hay không.
Yêu cầu nhận lại hồ sơ từ phía ngân hàng
Đây cũng là một lưu ý vàng quan trọng bạn nên nhớ
Sau khi đã ký hợp đồng, bạn nên yêu cầu phía ngân hàng cho mình nhận lại 1 bản các hồ sơ mà hai bên đã ký. Điều đó, giúp bạn bảo vệ quyền lợi cho bản thân khi có tình huống bất lợi xảy ra.
Luôn giữ liên lạc với ngân hàng
Thông thường mỗi ngân hàng đều có hệ thống thông báo hay nhắc nợ với các phương thức như: email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại trực tiếp… khách hàng có thể đăng ký dịch vụ này để đảm bảo không bỏ lỡ bất cứ thông báo hay thông tin nhắc nợ nào của ngân hàng nhằm hạn chế tình không đáng có.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được phần nào về cách tính lãi suất vay ngân hàng rồi nhé! Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn vẫn đang bị khuất mắt về vấn đề này thì hãy liên hệ với chúng tôi. chubaove sẽ chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp bạn hiểu rõ hơn mọi vấn đề nhé!
Bài viết cùng chủ đề: